
Viêm đại tràng co thắt là tình trạng viêm nhiễm kèm theo các vết loét, thường gây ra các cơn đau cấp tính cho bệnh nhân. Theo các chuyên gia người bệnh cần đặc biệt chú ý đến việc nên ăn gì, uống thuốc gì để hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát.
Tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng co thắt
Đại tràng (ruột già) là một cơ quan thuộc đường ruột trong cơ thể đảm nhiệm chức năng chứa chất cặn bã của quá trình tiêu hóa. Bệnh viêm đại tràng co thắt xảy ra khi chức năng đại tràng bị rối loạn do các tác nhân bên ngoài như vi rút, vi khuẩn, thực phẩm ôi thiu….
Biểu hiện của bệnh là đau bụng, tiêu chảy, mất nước, mệt mỏi, gầy sút nhanh. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu chẩn đoán đúng nguyên nhân, sử dụng loại thuốc phù hợp và nhất là kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Trong đó, truyền nước và chất điện giải là việc đầu tiên cần thực hiện nhằm mục đích chống mất nước, ngăn ngừa trụy tim.
Viêm đại tràng co thắt nên ăn gì tốt nhất?
Việc áp dụng một thực đơn ăn uống hợp lý, lành mạnh không chỉ giúp hạn chế các cơn đau bụng mà còn giúp gia tăng sức đề kháng cho đại tràng, chống lại nguy cơ gây ra bệnh viêm đại tràng mãn tính hoặc co thắt. Đặc biệt, ăn chín, uống sôi là nguyên tắc đầu tiên người bệnh nên nhớ để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về đại tràng, đường tiêu hóa.
● Thực phẩm bảo vệ niêm mạc đại tràng: trứng, sữa chua, mật ong… với tác dụng tăng cường và bảo vệ lớp niêm mạc đại tràng khỏi vi khuẩn, vi rút có hại. Đặc biệt, trong sữa chua có nhiều enzyme, acid lactic mang đến hiệu quả hỗ trợ hệ tiêu hóa, hạn chế khả năng mắc các triệu chứng viêm đại tràng co thắt và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
● Thực phẩm giúp làm lành viêm loét: các loại hoa quả (chuối, cam, táo, dứa..), rau xanh (bắp cải, súp lơ, rau ngót, giá đỗ…), thực phẩm giàu đạm (cá biển, cua, thịt nạc..) cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin, có lợi cho việc làm lành vết thương và ngăn ngừa viêm nhiễm.
● Thức ăn dễ tiêu: Người bệnh viêm đại tràng co thắt nên ăn cơm dẻo, cháo, bánh mì, khoai lang, khoai tây… là những thức ăn dạng mềm, dễ tiêu hóa và nhanh chóng hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp đại tràng không phải hoạt động quá nhiều.
● Bổ sung nước: Nước lọc, sinh tố, nước ép trái cây… chứa nhiều các loại vitamin A, B, D, K có lợi cho đường ruột và tiêu hóa.
Viêm đại tràng co thắt uống thuốc gì hiệu quả?
Thuốc Tây
Đối với quá trình điều trị với các triệu chứng đau bụng dữ dội và đi ngoài liên tục thì sử dụng thuốc tây là lựa chọn đúng đắn. Một số loại thuốc được chỉ định phổ biến đều có tác dụng giảm đau, chống viêm và chấm dứt tình trạng đi ngoài. Tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc sau:
● Kháng sinh chống nhiễm khuẩn: Berberin, Ercefuryl… có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn, phòng tránh viêm đại tràng co thắt và kiểm soát rối loạn đại tiện.
● Thuốc chống nấm và ký sinh trùng: Nystatin, Flagyl, Fugacar… diệt trừ nấm và ký sinh trùng gây bệnh có hại cho đường ruột.
● Thuốc giảm đau và chống co thắt: Papaverin, No-spa, Spasmaverine… có tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy và giảm đau quặn bụng.
● Thuốc chống miễn dịch: Corticoid, các loại men vi sinh… đặc trị viêm đại tràng co thắt và tăng cường sức đề kháng đường ruột.
● Thuốc kháng sinh đường ruột: Biseptol, Ciprofloxacin, Metronidazol.. Có tác dụng ức chế vi khuẩn có hại, ngăn ngừa viêm nhiễm.
● Thuốc tiêu chảy: Actapulgite, Imodium, Smecta… giúp chấm dứt tình trạng táo bón, phân lỏng.
Thuốc Nam
Nhiều loại thảo dược vườn nhà có công dụng như một loại kháng sinh “tự nhiên” giúp phòng tránh viêm đại tràng co thắt rất hiệu quả. Bên cạnh đó, các bài thuốc này phù hợp với nhiều độ tuổi, không gây tác dụng phụ nên được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì áp dụng đều đặn từ 1-2 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt.
● Mầm lúa mì: Thời gian đầu, người bệnh uống 20ml nước mầm lúa mì tươi mỗi ngày. Sau 3-4 tuần, có thể tăng dần lượng nước ép lên không quá 100ml/ngày. Sử dụng trước bữa ăn.
● Dứa: Dứa gọt vỏ, ép lấy nước. Sử dụng đều đặn 2 cốc mỗi ngày để giảm tình trạng khó tiêu, đi ngoài và đau do viêm đại tràng co thắt.
● Nghệ: Chuẩn bị 200g nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ và giã nát, chắt lấy nước rồi pha thêm 3 thìa mật ong cho dễ uống.
● Cây đinh lăng: Lấy rễ cây đinh lăng chặt nhỏ, làm sạch, cho vào chảo sao vàng. Sau đó, nấu cùng 500ml nước, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
● Riềng: Chuẩn bị 20g riềng tươi đập dập, 20g búp ổi, 30g vỏ quả chuối xanh làm sạch. Sau đó, cho tất cả vào ấm, đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút, để nguội rồi uống mỗi ngày.